Yếu tố sinh học – các chất quan trọng đối với cơ thể chúng ta

TỔNG QUAN VỀ CHỦ ĐỀ

Yếu tố sinh học (biofactor) là gì?

Yếu tố sinh học là những chất thiết yếu mà cơ thể chúng ta cần để hoạt động bình thường. Chúng bao gồm các vitamin, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng như ma-giê, kẽm hoặc sắt, cũng như các chất giống vitamin (ví dụ như axit alpha lipoic hoặc coenzyme Q10), axit amin, axit béo và cao chiết dược liệu. Cơ thể có thể tự sản xuất một vài yếu tố trong số chúng, nhưng nhiều chất phải được cung cấp qua chế độ ăn uống của chúng ta. Những chất đó còn được gọi là các yếu tố sinh học thiết yếu. Ở nồng độ cao, một số yếu tố sinh học có thể có tác dụng điều trị, từ đó đạt được các đặc tính là dược phẩm.

Các yếu tố sinh học có tác dụng gì trong cơ thể?

Các yếu tố sinh học đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể và góp phần giúp các quá trình trao đổi chất của chúng ta diễn ra trơn tru. Do đó, các hiệp hội dinh dưỡng luôn đề xướng các thông tin tham khảo về việc giúp cho quá trình trao đổi chất thuận lợi. Ví dụ, sắt cần thiết để sản xuất hemoglobin và từ đó cung cấp oxy cho cơ thể chúng ta. Vitamin C hỗ trợ quá trình hấp thu sắt từ chế độ ăn uống của chúng ta, đóng vai trò trong việc chữa lành vết thương và là một chất chống oxy hóa. Một số yếu tố sinh học hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động bình thường theo những cách khác nhau. Vitamin D (nói cách khác, đây vừa là vitamin vừa là hormone) được cơ thể sản xuất với sự hỗ trợ của ánh sáng mặt trời, giúp ruột hấp thu canxi, phốt-pho và ma-giê – đó mới chỉ là một vài chức năng của vitamin này trong cơ thể. Bằng cách này, vitamin D cho phép những yếu tố sinh học này hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng trong quá trình hình thành xương của chúng ta. Đặc biệt, trẻ sơ sinh có nhu cầu cần vitamin D tương đối cao hơn vì sự phát triển của chúng. Các vitamin nhóm B như vitamin B12, benfotiamine (một tiền chất thiamine tan trong mỡ), vitamin B6 và axit folic có ảnh hưởng quan trọng (bên cạnh những tác dụng khác) đến quá trình hoạt động và tái tạo thần kinh, cũng như duy trì tình trạng trao đổi chất khỏe mạnh trong việc cung cấp năng lượng và tạo máu.

Tình trạng cung cấp không đủ các yếu tố sinh học sẽ tự biểu hiện như thế nào?

Các quá trình quan trọng của cơ thể không thể hoạt động tốt nếu không có đủ nguồn cung cấp các yếu tố sinh học trong một khoảng thời gian dài. Tùy thuộc vào loại vitamin hoặc khoáng chất không có sẵn, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng thường xuyên và không cụ thể cho biết tình trạng cung cấp không đủ loại vitamin hoặc khoáng chất đó. Ví dụ, thiếu sắt (đặc biệt phổ biến ở phụ nữ) biểu hiện bởi tình trạng xanh xao, run rẩy và mệt mỏi chung. Đối với nhiều người bị ảnh hưởng, sự thiếu hụt ma-giê dẫn đến tình trạng chuột rút bắp chân hàng đêm, căng cơ gây đau đớn, căng thẳng hoặc thậm chí rối loạn nhịp tim và tăng trương lực cơ. Việc cung cấp không đủ vitamin D có thể tự biểu hiện theo nhiều cách khác nhau do sức ảnh hưởng rộng đến toàn bộ cơ thể và sự ảnh hưởng đến nội tiết tố của nó.

Các dấu hiệu hoặc biểu hiện đầu tiên của việc cung cấp không đủ một yếu tố sinh học luôn là các triệu chứng rất không rõ ràng như cảm giác yếu ớt, mệt mỏi, thiếu tập trung và giảm hiệu suất làm việc. Tất cả những triệu chứng này thường bị đánh giá thấp và có thể gây cản trở rất nhiều đến việc “làm chủ” cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Sự thiếu hụt ban đầu dường như vô hại có thể gây ra các phản ứng dây chuyền nguy hiểm; theo thời gian, các triệu chứng nghiêm trọng có thể hình thành và thường không thể đảo ngược. Nếu sự thiếu hụt vitamin nhóm B bị bỏ qua thì điều này không chỉ có tác động bất lợi đến công thức máu mà còn tác động đến hoạt động bình thường và sự duy trì của hệ thần kinh. Quá trình cung cấp năng lượng cho mỗi tế bào cơ thể không thể hoạt động như thường lệ nếu thiếu các vitamin nhóm B. Sự thiếu hụt và cung cấp không đủ kẽm có thể gây ra nhiều triệu chứng có thể nhìn thấy cũng như không thể nhìn thấy được. Móng giòn, da khô và bong tróc có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt kẽm. Nếu bạn cảm thấy không khỏe, ốm yếu, yếu ớt và kém năng động, điều tốt nhất bạn nên làm là đến gặp bác sĩ để họ có thể kiểm tra kỹ lưỡng cho bạn. Sau khi xem xét công thức máu liên quan và đặc biệt là sau khi loại trừ các yếu tố khác, bác sĩ có thể nhanh chóng phát hiện khả năng thiếu hụt hoặc cung cấp không đủ các yếu tố sinh học và bạn có thể thực hiện các biện pháp đối phó thích hợp.

Làm thế nào để giảm nguy cơ cung cấp không đủ các yếu tố sinh học?

Đối với hầu hết mọi người, điều đơn giản là: Sống lành mạnh!

Ngoài việc tập thể dục thường xuyên, một chế độ ăn uống cân bằng tất nhiên cũng là một phần của lối sống lành mạnh. Bằng cách ăn đủ lượng trái cây tươi, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt, cũng như các sản phẩm ít béo có nguồn gốc động vật như cá, thịt nạc và sữa ít béo, bạn đã có thể có được nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tốt. Cùng với đó, cơ thể chúng ta tiêu hóa dầu thực vật có giá trị tốt hơn mỡ động vật. Các hiệp hội chuyên môn cũng khuyến nghị nên ăn ít nhất năm phần trái cây tươi và rau củ mỗi ngày. Ngay cả những thứ được gọi là "siêu thực phẩm" như kỷ tử (goji), sơ-ri (acerola) và nhiều loại khác, mà mọi người đang nói đến ngày nay, có thể được bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày và góp phần ngăn ngừa các triệu chứng thiếu hụt yếu tố sinh học. Ví dụ, pho mát và đậu phộng có hàm lượng kẽm tương đối cao – ăn 100 g pho mát Emmental sẽ cung cấp 4,6 g kẽm. Mức tiêu thụ hàng ngày được khuyến nghị rơi vào khoảng 7 g đối với phụ nữ và 10 g đối với nam giới. Thịt gà và rau diếp cừu chứa nhiều axit folic – trong 100 g rau diếp cừu có chứa 145 µg axit folic – nhưng nên ăn ngay sau khi mua. Axit folic bị phá hủy rất nhanh khi để thực phẩm trong thời gian dài. Ngoài ra, thịt gà còn chứa vitamin B6. Và vitamin B12 hầu như chỉ có trong thực phẩm có nguồn gốc động vật. Những người ăn chay hoặc thuần chay có thể có được một số vitamin B12 từ thực phẩm lên men như bắp cải muối chua hoặc bia (không chứa cồn) có chứa vitamin này – mặc dù với số lượng rất nhỏ. Vitamin B1 có trong các loại đậu và các sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt; hàm lượng vitamin trong thực phẩm có thể khác nhau tùy thuộc vào cách bảo quản và chế biến. Do đó, ăn một đĩa muesli thơm ngon hoặc miếng bánh mì ngũ cốc bổ dưỡng vào bữa sáng có thể giúp ngăn ngừa sự thiếu hụt yếu tố sinh học này. Điều này cũng hỗ trợ cung cấp ma-giê – đặc biệt, yến mạch chứa một lượng ma-giê tương đối cao (134 mg trong mỗi 100 g), hạt hướng dương thậm chí chứa 420 mg. Theo Hiệp hội Dinh dưỡng Đức, lượng ma-giê được khuyến nghị hàng ngày cho người lớn khỏe mạnh là từ 300 đến 400 mg. Một lối sống lành mạnh đạt được khi các chất kích thích không lành mạnh như rượu và thuốc lá phần lớn được loại bỏ. Lối sống cân bằng là một nguồn cung cấp tất cả các yếu tố sinh học quan trọng, điều này góp phần phát triển thể chất tốt hơn, giúp ngăn ngừa các bệnh nghiêm trọng và duy trì sức khỏe tốt.

Tình trạng cung cấp không đủ các yếu tố sinh học xảy ra khi nào?

Nếu bạn chú ý để có một chế độ ăn uống cân bằng và một lối sống lành mạnh, bạn hầu như có thể ngăn ngừa sự thiếu hụt các yếu tố sinh học quan trọng. Các giới hạn chính thức và chỉ định tiêu thụ đối với vitamin, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng chủ yếu dựa trên nhu cầu trung bình của những người khỏe mạnh. Tuy nhiên, tùy theo mỗi cá nhân, nhu cầu về các yếu tố sinh học có thể cao hơn đáng kể do nhiều yếu tố chẳng hạn như tuổi tác, giới tính, nguồn gốc dân tộc, luyện tập thể thao, lối sống (lượng tiêu thụ rượu và nicotin), sử dụng một số loại thuốc nhất định, v.v. Ngoài ra, trong những hoàn cảnh sống đặc biệt, một phần cơ thể phát triển nhu cầu cao hơn trong một khoảng thời gian nhất định hoặc không thể hấp thu tốt các yếu tố sinh học được cung cấp cho cơ thể. Trong những trường hợp này, chế độ ăn uống thông thường thường đạt đến giới hạn của nó và sự thiếu hụt có thể xảy ra, do vậy phải được điều trị bằng các loại thuốc cần thiết. Trong nhiều trường hợp, các nguy cơ đã được biết trước và có thể cần phải cân nhắc các biện pháp phòng ngừa.

Tình trạng cung cấp không đủ các yếu tố sinh học xảy ra khi nào?

Nếu bạn chú ý để có một chế độ ăn uống cân bằng và một lối sống lành mạnh, bạn hầu như có thể ngăn ngừa sự thiếu hụt các yếu tố sinh học quan trọng. Các giới hạn và chỉ định tiêu thụ đối với vitamin, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng chủ yếu dựa trên nhu cầu trung bình của những người khỏe mạnh. Tuy nhiên, tùy theo mỗi cá nhân, nhu cầu về các yếu tố sinh học có thể cao hơn đáng kể do nhiều yếu tố chẳng hạn như tuổi tác, giới tính, nguồn gốc dân tộc, luyện tập thể thao, lối sống (lượng tiêu thụ rượu và nicotin), sử dụng một số loại thuốc nhất định, v.v. Ngoài ra, trong những hoàn cảnh sống đặc biệt, một phần cơ thể phát triển nhu cầu cao hơn trong một khoảng thời gian nhất định hoặc không thể hấp thu tốt các yếu tố sinh học được cung cấp cho cơ thể. Trong những trường hợp này, chế độ ăn uống thông thường thường bị giới hạn và sự thiếu hụt có thể xảy ra, do vậy phải được điều trị bằng các loại thuốc cần thiết. Trong nhiều trường hợp, các nguy cơ đã được biết trước và có thể cần phải cân nhắc các biện pháp phòng ngừa.

Các đối tượng nguy cơ có khả năng xảy ra tình trạng cung cấp không đủ các yếu tố sinh học

Nhiều yếu tố sinh học như sắt, ma-giê và axit folic rất cần thiết trong quá trình mang thai và cho con bú. Thậm chí ở trẻ lớn và người trưởng thành bị stress sẽ có nhu cầu cần những yếu tố sinh học này nhiều hơn. Đặt biệt, những người lớn tuổi có thể ăn ít hơn do tuổi tác và thuốc men sẽ hấp thụ và dự trữ ít vi chất dinh dưỡng hơn thì có nguy cơ bị các triệu chứng do thiếu hụt. Những người ăn chay trường phải đảm bảo bổ sung đủ vitamin B12, loại vitamin này hầu như chỉ có trong các chế phẩm từ động vật.

Dùng thuốc trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng cung cấp không đủ các yếu tố sinh học

Việc uống một số loại thuốc trong thời gian dài có thể ngăn chặn sự hấp thu của một số yếu tố sinh học hoặc làm tăng cường bài tiết chúng khiến các triệu chứng thiếu hụt có thể xảy ra theo thời gian. Danh sách các loại thuốc được đề cập rất dài - bao gồm thuốc tránh thai, một số loại thuốc đái tháo đường và thuốc điều trị tăng huyết áp. Tất cả những loại thuốc này không chỉ được kê đơn thường xuyên, mà một số trong số chúng còn được dùng thường xuyên trong nhiều năm. Việc sử dụng một số loại thuốc đái tháo đường gây ra thiếu hụt vitamin B12. Về lâu dài, điều này có thể dẫn đến dị cảm và thiếu máu. Việc sử dụng một số biện pháp tránh thai nội tiết tố không chỉ gây thiếu hụt vitamin B6 và axit folic mà còn gây thiếu hụt ma-giê. Theo Hiệp hội Chuyên môn về Phụ khoa, điều này có thể gây tổn hại các mạch máu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết khối và các bệnh về tim mạch. Do đó, nhiều bác sĩ phụ khoa khuyến cáo bệnh nhân của họ nên ngừng hút thuốc khi sử dụng thuốc tránh thai dạng uống vì nó có thể khiến các triệu chứng này trở nên trầm trọng hơn.

Đừng chấp nhận rủi ro liên quan đến việc cung cấp các yếu tố sinh học!


Việc cung cấp các yếu tố sinh học thích hợp sẽ nhanh chóng bổ sung cho lượng dự trữ thấp và có thể ngăn ngừa các tác dụng phụ nghiêm trọng của tình trạng cung cấp không đủ. 
Nếu bạn được kê toa một loại thuốc mà bạn phải dùng trong thời gian dài, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem bạn có cần chú ý đến một số yếu tố sinh học nhất định nào không. Tổng quan về các loại thuốc được biết đến là gây trở ngại cho việc cung cấp cân bằng các yếu tố sinh học được đề cập trong phần tiếp theo. Tuy nhiên, danh sách này không đầy đủ và không thay thế cho việc tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn dưới mọi hình thức.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm

© 2021 Wörwag Pharma GmbH & Co. KG - Phạm vi thông tin được cung cấp trong www.woerwagpharma.vn về tất cả các khía cạnh của sức khỏe cá nhân chỉ với mục đích cung cấp thông tin cho bạn và không thay thế cho việc bác sĩ được cấp phép tư vấn, khám hoặc chẩn đoán cho cá nhân bạn. Các nội dung được đăng tải trên www.woerwagpharma.vn không thể và không được dùng làm cơ sở cho việc chẩn đoán và/hoặc tự dùng thuốc. Ngoài ra, vui lòng chú ý đến mục loại trừ trách nhiệm và các chỉ dẫn của chúng tôi về quyền đối với hình ảnh.